Cảm nhận về 2 buổi phát hành 3 tác phẩm thơ nhạc
của thi sĩ Hư Vô – thi sĩ Lâm Hảo Khôi và nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc tại Sydney và
Melbourne
Dáng Thơ ghi nhanh
“Gặp người cùng họ. Lạ tên ..
Em, người dưng. Đã kiêu kỳ thơ anh!”
Em, người dưng. Đã kiêu kỳ thơ anh!”
(Trích từ Bến
Bờ, thơ Hư Vô).
Một Melbourne xa lạ; sáng lạnh, trưa
nóng, chiều mưa, tối trở gió, một ngày gần như có bốn mùa, được ví von thật dễ
thương là Melbourne bốn mùa; bỗng dưng đã kiêu kỳ hiển hiện trong thơ của Thi
sĩ Hư Vô. Melbourne lạ lẫm với những con đường vàng ngập lá, sương giăng mờ mịt
vào những buổi sáng sớm, lạnh, tan trong khói thuốc cuộn tròn vào dáng thơ của
Hư Vô, đã vướng vào trong sợi nhớ của một thi khách, để anh phải một lần nữa
trở lại Melbourne qua thi tập Người Tình Hư Vô,
“Melbourne mùa thu tôi trở lại,
chân dẫm vô tình trên lối xưa..”
chân dẫm vô tình trên lối xưa..”
(Trích từ
Melbourne Mùa Thu Không Chỗ Dựa, thơ Hư Vô).
Phát hành thi tập Người Tình Hư Vô với
Thi sĩ Hư Vô, và Thi Sĩ Lâm Hảo Khôi với thi tập Người Như Lá Biếc . Đặc biệt
hơn nữa là phát hành CD Người Tình Hư Vô gồm 12 tình khúc do Nhạc sĩ Phạm Quang
Ngọc phổ từ thơ của Thi sĩ Hư Vô, đã được tổ chức tại Melbourne vào tối Thứ Bảy
ngày 17 tháng 3 năm 2012, ở Footscray Community Art Centre. Vào ngày 22 tháng
10 năm 2011, tại Trung Tâm Văn Hoá của cộng đồng người Việt ở Sydney, tôi cũng
đã được tham dự và làm phóng viên phụ giúp Đài Truyền Hình Việt Ngữ cho buổi
phát hành 3 tác phẩm này. Và sắp tới đây buổi lễ phát hành 3 tác phẩm thơ, nhạc
lại sẽ được tổ chức tại Brisbane vào ngày 31 tháng 3 năm 2012 ở Greenfield
Sports Complex Centre.
Tại Sydney, chương trình phát hành 3
tác phẩm thơ và nhạc được hai MC Lã Anh Dũng và Đào Thuý cùng các ca sĩ Thu
Hồng, Tố Minh, Kim Yến, Thiên Hương và Thu Hà, trong ban hợp ca Sóng Thần đã
tạo nên một không khí vui tươi và thân mật nhưng không thiếu phần trang trọng
với sự phát biểu, chia sẻ của ông Thuyền Nhân, Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải
Ngoại tại Úc và ông Phạm Hoài Nam, Chủ nhiệm báo Việt Luận. Tôi cũng đã hân
hạnh gặp được nhiều Văn, Thi Nhạc sĩ tài hoa tại Sydney tham dự buổi lễ như
Nhạc sĩ Vũ Hùng, Nhạc Sĩ Nguyễn Canh Tân, Nhạc sĩ La Tuấn Dũng, nữ sĩ Lệ Hoàng,
nghệ sĩ Trúc Quân, xướng ngôn viên đài SBS Phan Bách…
Trong buổi lễ phát hành 3 tác phẩm tại
Sydney, Thi sĩ Hư Vô đã dành một sự ngạc nhiên khó quên cho tôi. Anh dành riêng
một tiết mục cho bài nhạc Dáng Thơ do chính tôi phổ nhạc từ thơ của anh. Ca sĩ
Tố Minh đã trình bày bài nhạc Dáng Thơ qua tà áo dài tím duyên dáng, rất Huế và
sự nồng nhiệt ủng hộ của khán giả đã làm tôi thật cảm động.
Tại Melbourne, chương trình phát hành
hai thi tập Người Tình Hư Vô của Thi sĩ Hư Vô và Người Như Lá Biếc của Thi sĩ
Lâm Hảo Khôi và CD Người Tình Hư Vô của Thi sĩ Hư Vô và Nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc
được tổ chức trong không khí thính phòng ấm cúng qua phần điều khiển của MC Mỹ
Lý và các giọng ca của ca sĩ Vân Anh, Trúc Ly, Hoàng Hoa, Thanh Xuân, Cẩm Đài,
Cẩm Văn và Thanh Huệ.
Lời phát biểu trang trọng của Thi sĩ Lê
Nguyên Tịnh về thi tập Người Như Lá Biếc và sự thán phục của anh qua thi bút
của Thi sĩ Lâm Hảo Khôi như là một sự khiêm nhường và sự tôn trọng đối với thi
khách phương xa. Có lẽ vì thế mà Thi sĩ Lâm Hảo Khôi đã thật lòng chia sẻ với
khán giả Melbourne về nguồn gốc của các bài thơ.
“Người như lá biếc trêu ngoài nội
Lòng dẫu vô tình cũng gió lay
Người như chim biển theo muôn sóng
Đâu biết trường giang nước thở dài
Lòng dẫu vô tình cũng gió lay
Người như chim biển theo muôn sóng
Đâu biết trường giang nước thở dài
Người như mây nhớ ngàn thu trước
Đi để mơ màng chuyện nắng mưa
Người như hương nhớ ngàn hoa dại
Đi để rừng xưa có đợi chờ ..”
Đi để mơ màng chuyện nắng mưa
Người như hương nhớ ngàn hoa dại
Đi để rừng xưa có đợi chờ ..”
(Trích từ
Người Như Lá Biếc, thơ Lâm Hảo Khôi)
Lần thứ hai tôi được thưởng thức nhạc
phẩm Người Như Lá Biếc, thơ Lâm Hảo Khôi, nhạc Thân Trọng Cẩm Văn , nhưng là
lần đầu tiên mới được nghe với chính giọng ca và tiếng đàn của người phổ nhạc
tại Melbourne. Trong buổi ra mắt tại Sydney lần trước, tôi cũng đã bị lôi cuốn
vào lời thơ và dòng nhạc qua tiếng hát của ca sĩ Thu Hồng. Lần này các ca sĩ
Thu Hồng, Kim Yến, Thu Hà, và các anh chị Hạ Lan, chị Cơ và anh Kiệt trong ban
hợp ca Sóng Thần tại Sydney cũng có mặt tại Melbourne. Nhưng rất tiếc là không
được nghe các chị trình diễn như trong buổi ra mắt tại Sydney.
“Em qua bóng đổ hiên ngoài
Đàn chim sáo nhỏ vụt bay cuối ngàn
Giật mình hạ rớt thênh thang
Nở trên nhánh tóc em vàng cánh hoa
Đàn chim sáo nhỏ vụt bay cuối ngàn
Giật mình hạ rớt thênh thang
Nở trên nhánh tóc em vàng cánh hoa
Nắng trong veo, thấu lụa là
Áo em mỏng qúa lòng ta gập ghềnh
Dù là một thoáng lênh đênh
Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn ..”
Áo em mỏng qúa lòng ta gập ghềnh
Dù là một thoáng lênh đênh
Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn ..”
(Trích từ Áo
Hạ Vàng, thơ Hư Vô)
Dường như mùa hạ đang chảy trên từng
phím đàn và đang len lỏi vào từng nốt nhạc, làm tôi lênh đênh, gập ghềnh theo
từng lời, từng dòng nhạc. Đã bao lần nghe bài nhạc Áo Hạ Vàng của Nhạc sĩ Phạm
Quang Ngọc phổ từ thơ Thi sĩ Hư Vô, qua những giọng ca khác nhau, nhưng lần nào
tôi cũng như bị cuốn hút vào cái lãng mạn của dòng thơ, khúc nhạc ấy.
Ngoài những nhạc phẩm của Nhạc sĩ Phạm
Quang Ngọc phổ từ thơ của Thi sĩ Hư Vô và Nhạc sĩ Cẩm Văn phổ từ thơ của Thi sĩ
Lâm Hảo Khôi, hai nhạc phẩm Dáng Thơ của Dáng Thơ phổ từ thơ của Thi sĩ Hư Vô
và Dường Như Đã Chông Chênh của Nhạc sĩ Lê Phú phổ từ thơ của Thi sĩ Hư Vô cũng
đã được trình bày bởi hai giọng ca trẻ trung của Câu lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ tại
Melbourne là Quách Giang và Hoàng Vân.
Đặc biệt trong chương trình, nghệ sĩ
Đào Thuý đến từ Sydney đã ngâm một bài thơ Melbourne Mùa Thu Không Chổ Dựa mới
được Thi sĩ Hư Vô sáng tác khi vừa đặt chân trở lại Melbourne. Tôi đã gặp chị
tại Sydney năm 2009 trong dịp ra mắt Văn Đàn Đồng Tâm. Giọng ngâm ấm áp, gợi
cảm của chị cứ mãi ray rức trong tôi từ đó. Gặp lại chị hai lần gần đây tại
Sydney và Melbourne, giọng ngâm của chị càng làm tôi cảm động hơn qua dòng thơ
của Thi sĩ Hư Vô:
Melbourne mùa thu tôi trở lại
Chân dẫm vô tình trên lối xưa
Heo may gãy đọt ngang chồi nhọn
Như lệ tan vào trong vào giấc mơ.
Chân dẫm vô tình trên lối xưa
Heo may gãy đọt ngang chồi nhọn
Như lệ tan vào trong vào giấc mơ.
Cũng
có đôi lần tôi trễ hẹn
Chưa về kịp lúc áo em xanh
Thầm trách mùa thu sao bội bạc
Vội vàng chi quên mất dấu chân.
Chưa về kịp lúc áo em xanh
Thầm trách mùa thu sao bội bạc
Vội vàng chi quên mất dấu chân.
Vỉa hè quen bỗng dưng xa lạ
Lá chen cành che khuất bóng tôi
Melbourne mùa thu vàng như lụa
Trong đám đông đã thiếu một người.
Lá chen cành che khuất bóng tôi
Melbourne mùa thu vàng như lụa
Trong đám đông đã thiếu một người.
Đâu còn nghe giọng cười khúc khích
Để tim tôi cuống quýt bàng hoàng
Bàn tay nào một lần luýnh quýnh
Thì làm sao em biết tôi buồn!
Để tim tôi cuống quýt bàng hoàng
Bàn tay nào một lần luýnh quýnh
Thì làm sao em biết tôi buồn!
Ghế đá khắc chung lời hò hẹn
Giọt mưa đã dội ướt tên người
Tôi ngồi xuống không còn chỗ dựa
Hụt chân làm rối sợi tơ trời.
Giọt mưa đã dội ướt tên người
Tôi ngồi xuống không còn chỗ dựa
Hụt chân làm rối sợi tơ trời.
Em đi, có khi nào quay lại
Thấy tôi dù rất đỗi tình cờ
Để em biết tôi còn cất giữ
Sợi tóc thu buồn trong dáng thơ …
Thấy tôi dù rất đỗi tình cờ
Để em biết tôi còn cất giữ
Sợi tóc thu buồn trong dáng thơ …
(Mebourne Mùa Thu Không
Chỗ Dựa, thơ Hư Vô)
Ngoài sự vương vấn trong mỗi khán giả
Melbourne qua những nhạc phẩm trữ tình, trên môi khán giả ra về còn đọng lại
hương vị những món ăn do chị Hạ Lan và ban tổ chức chuẩn bị trong giờ giải lao.
Trời vào đêm tại Melbourne hôm nay thật nhẹ nhàng, không có những cơn gió buốt
da như thường lệ. Có lẽ khí hậu Melbourne cảm được thơ của hai Thi sĩ Sydney
nên đã dành ưu ái này chăng? Có lẽ ông trời cũng đồng cảm với khán giả
Melbourne nên sau một ngày mưa tầm tả đã ngưng hẳn và ấm áp lạ thường.
Riêng tôi, đã hai lần tham dự hai buổi
lễ phát hành ba tác phẩm thơ nhạc của Thi sĩ Hư Vô, Thi sĩ Lâm Hảo Khôi và Nhạc
sĩ Phạm Quang Ngọc, tôi thầm cám ơn hai thi sĩ Hư Vô và Lâm Hảo Khôi đã mang
những vần thơ tưới mát cho đời, tạo cảm hứng cho các Nhạc sĩ.
Những dòng thơ của hai người nghệ sĩ
này đã đóng góp rất lớn lao cho nền Văn học Việt Nam tại hải ngoại. Thật quý
lắm thay!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét